Một nền văn hoá khác biệt được hình thành qua hàng nghìn năm. Đối với một số người nước ngoài đó là một nền văn hóa thú vị và hấp dẫn, và đối với một số khác đó cũng có thể là một nền văn hóa phức tạp và đầy khó hiểu.
Và đó cũng là lý do tại sao bài viết này lại được soạn thảo nhằm giúp bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu phong tục, cách ứng xử, giá trị văn hóa của Nhật Bản, đồng thời muốn hiểu rõ hơn về người dân Nhật Bản.
Tổng quan về Nhật Bản
Địa điểm: Đông Á, chuỗi đảo giữa Bắc Thái Bình Dương và Biển Nhật Bản, phía đông bán đảo Triều Tiên
Thủ đô: Tokyo
Quốc kỳ: Cờ quốc gia được thiết kế đơn giản với một chấm tròn đầy đặn đỏ tưoi nổi bật trên nền trời trắng xóa. Ngoài ra, nó còn được biết đến nhiều hơn với ý nghĩa là “vòng tròn của mặt trời”, nhằm phản ánh mọi nét đẹp của “Xứ sở Mặt trời mọc”.
Quốc ca: Bài quốc ca Nhật Bản được biết đến như Kimigayo, có nghĩa là “Hoàng đế trị vì”. Nó đã được thông qua vào năm 1888 và lời của bài hát được lấy từ một bài thơ có từ thế kỷ thứ 10 khi Nhật Bản dưới thời cai trị của Hoàng đế.
Thành phần dân tộc: Nhật Bản 98,5%, Hàn Quốc 0,5%, Trung Quốc 0,4%, khác 0,6% lưu ý: có đến 230.000 người Braxin gốc Nhật Bản di cư sang Nhật vào những năm 90 để làm việc trong các ngành công nghiệp; một số đã quay trở lại Braxin (vào năm 2004)
Dân số: 126,702,133 (tháng 7 năm 2016 ước tính)
Tốc độ tăng trưởng dân số: 1,0% thay đổi hàng năm (2016)
Khí hậu: Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ở khu vực miền Nam đến khí hậu mát mẻ và ôn đới ở khu vực miền Bắc.
SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
Vào thế kỷ 17, sau nhiều thập kỷ bất ổn về dân sự, Tướng Tokugawa đã thành lập một chính phủ triều đại mới do quân đội lãnh đạo. Điều này cũng chính là một dấu hiệu báo trước khoảng thời gian dài hòa bình và ổn định chính trị kéo dài cho đến năm 1868. Trong thời gian này, Nhật Bản không bị ảnh hưởng và chi phối bởi các quyền lực ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho việc mở rộng văn hóa bản địa.
Trong nửa sau của thế kỷ 19 và cho đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản trở thành một cường quốc đáng sợ, tàn phá lực lượng của Nga và Trung Quốc. Họ chiếm Triều Tiên, Đài Loan và hòn đảo phía nam của Sakhalin. Năm 1931, Nhật Bản chiếm Mãn Châu và sau đó, vào năm 1937, đã tấn công vào Trung Quốc. Chẳng bao lâu họ chiếm nhiều khu vực ở Đông Nam Á. Sau thất bại của họ trong cuộc chiến tranh đó, Nhật Bản đã hình thành và phát triển một sức mạnh kinh tế mạnh mẽ và liên minh với Mỹ. Năm 1947, Hiến pháp Nhật Bản được ban hành nhằm cung cấp cho hệ thống chính phủ quốc hội. Hoàng đế Nhật Bản, trong khi vẫn là người đứng đầu của nhà nước, tuy nhiên không còn có quyền cai trị trong Hoàng gia nữa.
Sau ba mươi năm tăng trưởng kinh tế, Nhật Bản đã trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế bắt đầu từ những năm 90, mặc dù họ vẫn là một cường quốc kinh tế.
Vào 6 năm trước, Nhật Bản đã từng không may gặp phải một trận động đất tàn phá đã phá huỷ phía đông bắc Đảo Honshu, cướp đi mạng sống của hàng nghìn người và làm hư hại một số nhà máy điện hạt nhân. Thảm hoạ này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng và nền kinh tế của Nhật Bản. Shinzo Abe, Thủ tướng của Nhật Bản, đã bắt tay vào một chương trình đầy tham vọng về việc cải cách kinh tế nhằm khôi phục nền kinh tế và duy trì vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
VĂN HÓA NHẬT BẢN & XÃ HỘI
Tôn giáo:
Shinto có từ thời cổ đại khi mọi người tin rằng thế giới tự nhiên sở hữu Kami, một vị thần Shinto hoặc tinh thần thần linh. Phật giáo du nhập từ Trung Quốc vào thế kỷ 6 và hai tôn giáo đã cùng xuất hiện ở Nhật Bản kể từ thời điểm đó.
Lễ kỷ niệm chính / Lễ kỷ niệm Thế tục:
Ngày 1 tháng 1 – Năm mới
Ngày 15 tháng 1 – Ngày người lớn
Ngày 11 tháng 2 – Ngày quốc khánh
Ngày 21 tháng 3 – Đồng xuân
Ngày 3 tháng 5 – Ngày Hiến pháp
Ngày 4 tháng 5 – Ngày lễ Greenery Day (ban đầu được tổ chức vào ngày 29 tháng 4 để tưởng nhớ ngày sinh nhật của Hoàng đế Showa và đổi tên thành Ngày lễ Greenery năm 1989 khi Hoàng đế qua đời)
Ngày lễ Xanh là một phần của ‘Tuần lễ Vàng’ ở Nhật do ba ngày lễ quốc gia liên tiếp nên nhiều doanh nghiệp đóng cửa trong suốt tuần.
Ngày 5 tháng 5 – Ngày thiếu nhi (cũng là một phần của Tuần lễ Vàng)
Ngày 15 tháng 9 – Ngày Người cao tuổi
Ngày 3 tháng 11 – Ngày Văn hóa
Ngày 23 tháng 11 – Ngày Lễ Tạ ơn Lao động
23/12 – ngày sinh của Hoàng đế
Một số ngày lễ được tổ chức ở phương tây cũng đã trở nên phổ biến tại nơi đây, chẳng hạn như Ngày Valentine (14 tháng 11) và Ngày Giáng sinh (24/12).